Những Điều Cần Biết Về Hệ Thống Điện Năng Lượng Mặt Trời
Đèn Năng Lượng Mặt Trời Số 1 Việt Nam
Những Điều Cần Biết Về Hệ Thống Điện Năng Lượng Mặt Trời
Hiện nay điện năng lượng mặt trời được bà con các tỉnh nhiều nắng rất ưa chuộng, vậy bạn có biết nó là gì không? Trong bài viết này Kingsolar Việt Nam sẽ liệt kê tất cả những thông tin về hệ thống điện mặt trời. Cùng theo dõi nhé!
Hệ thống điện năng lượng mặt trời là gì?
Hệ thống điện năng lượng mặt trời chính là việc lắp đặt các tấm pin mặt trời để cung cấp điện năng cho gia đình và thay thế việc sử dụng điện lưới thông thường.
Các tấm pin này sẽ được lắp trên mái nhà để thu ánh nắng của mặt trời và chuyển hoá quang năng thành điện năng cho các thiết bị hoạt động. Vì vậy bạn sẽ không cần phải trả hoá đơn tiền điện hàng tháng mà chỉ cần thanh toán cho lần đầu tiên cho việc mua và lắp đặt pin mặt trời.
Thành phần chính trong pin mặt trời là silic tinh khiết, vật liệu này được chia làm 3 loại từ các silic đơn tinh thể, đa tinh thể hay màng mỏng. Mỗi loại vật liệu đều có những hiệu suất khác nhau từ 15% đến 20% và phù hợp với khả năng tài chính, mục đích lắp đặt.
Loại vật liệu |
Ưu điểm |
Nhược điểm |
Mono (đơn tinh thể) |
Hiệu suất cao nhất |
Giá thành cao |
Poly (đa tinh thể) |
Hiệu suất cao, giá thành phải chăng |
Hiệu suất thấp hơn mono |
Thin-film (màng mỏng) |
Trọng lượng nhẹ, linh hoạt |
Hiệu suất thấp nhất |
Phân loại hệ thống điện năng lượng mặt trời
Có nhiều cách để phân loại hệ thống điện mặt trời, trong bài viết này chúng tôi chỉ để cập tới cách phân loại phổ thông nhất, đó chính là dựa theo thiết kế giàn khung, giá đỡ hệ thống điện năng lượng mặt trời:
- Hệ thống điện mặt trời áp mái: Hệ thống điện mặt trời áp mái là thiết kế phổ biến chiếm đến 90% trong các dự án điện mặt trời hiện nay. Đặc biệt là các hộ gia đình, doanh nghiệp, nhà xưởng vì nó tiết kiệm cả diện tích lẫn chi phí. Với hệ thống thiết kế giàn khung áp mái, mọi người sẽ tận dụng không gian của mái nhà ở, nhà kho hay nhà xưởng, công ty để lắp đặt một hệ thống điện mặt trời với nhiều tiện ích như: cung cấp điện sinh hoạt; quản lý chi phí tiền điện, thu lời từ việc bán lượng điện dư,….
- Hệ thống điện mặt trời làm giàn khung dưới mặt đất: Loại điện mặt trời thiết kế giàn khung, giá đỡ này sẽ tốn nhiều chi phí hơn để làm giàn khung. Tuy nhiên với hệ thống khung mặt đất linh hoạt có thể định hướng được các tấm pin sao cho chúng có thể mang lại sản lượng cao nhất. Chính vì vậy lựa chọn này được nhiều nhà đầu tư có sẵn diện tích đất lớn lựa chọn.
Lịch sử hình thành và phát triển của hệ thống điện năng lượng mặt trời
Điện mặt trời được phát hiện đầu tiên vào năm 1839 bởi Alexandre-Edmund Becquerel một nhà vật lý người Pháp khi ông mới 19 tuổi, sự kiện này đã đánh dấu bước ngoặt to lớn và mở ra một kỷ nguyên mới năng lượng tái tạo trong tương lai.
Trải qua hơn 140 năm cùng sự phát triển của nền khoa học – kỹ thuật công nghệ hiện đại, đến nay cuộc cách mạng năng lượng tái tạo đã đạt được nhiều thành tựu to lớn. Hiện nay nguồn điện khai thác từ những tấm pin năng lượng mặt trời và các loại năng lượng tái tạo khác đã đáp ứng được gần 30% nhu cầu tiêu thụ điện toàn cầu, đóng góp vào 2% tổng sản lượng sản xuất điện trên thế giới.
Ưu và nhược điểm của điện năng lượng mặt trời
Ưu điểm của điện mặt trời
- Nguồn năng lượng tái tạo
Năng lượng mặt trời là một nguồn năng lượng tái tạo, không giống như những nguồn nguyên liệu không thể phục hồi khác như: nhiên liệu hóa thạch như than, khí đốt, dầu mỏ. Chúng ta có thể khai thác ánh nắng mặt trời ở tất cả các khu vực trên thế giới và có sẵn mỗi ngày. Theo tính toán của NASA, ánh sáng mặt trời sẽ cung cấp năng lượng cho chúng ta trong khoảng 6,5 tỷ năm nữa.
- Điện mặt trời sạch về sinh thái
Trong công cuộc đấu tranh bảo vệ môi trường trên toàn thế giới, năng lượng mặt trời là lĩnh vực triển vọng nhất trong công tác bảo vệ môi trường trước nguy cơ trái đất nóng lên. Năng lượng mặt trời có thể thay đổi một phần năng lượng từ các nguồn nhiên liệu không tái tạo được. Đặc biệt, trong quá trình sản xuất, lắp đặt và vận hành hệ thống điện năng lượng mặt trời về cơ bản hệ thống này không phát sinh các loại khí thải độc hại vào khí quyển.
- Giảm hóa đơn tiền điện
Với hệ thống điện năng lượng mặt trời sẽ đáp ứng một số nhu cầu năng lượng của bạn với điện mà hệ thống pin mặt trời của bạn đã tạo ra, từ đó hóa đơn năng lượng của bạn sẽ giảm. Hơn nữa, bên cạnh việc tiết kiệm hóa đơn tiền điện bạn còn có thể sinh lời từ chính nguồn năng lượng dư thừa khi bán lại trực tiếp cho EVN.
- Tăng giá trị và thẩm mỹ cho công trình
Với việc lắp đặt hệ thống điện năng lượng mặt trời, công trình của bạn không chỉ trở nên đẳng cấp hơn mà còn tăng cao giá trị về mặt kinh tế. Nhiều nghiên cứu cho thấy, các tài sản được trang bị hệ thống điện năng lượng mặt trời có giá trị hơn nhiều so với với chi phí đầu tư ban đầu.
- Hiệu quả cao chi phí bảo trì thấp
Với hệ thống điện năng lượng mặt trời các hộ gia đình và các doanh nghiệp sẽ có được khoản tiết kiệm lớn trong ngân sách chi tiêu. Hệ thống điện năng lượng mặt trời không sử dụng ắc quy do đó các doanh nghiệp không phải tốn chi phí đầu tư, bảo trì, bảo dưỡng.
- Phát triển công nghệ
Công nghệ ngành năng lượng mặt trời sẽ không ngừng cải tiến và phát triển trong tương lai. Những đổi mới trong vật lý lượng tử và công nghệ nano có khả năng sẽ làm tăng công suất của các tấm pin năng lượng mặt trời lên gấp nhiều lần so với hiện nay.
Nhược điểm của điện năng lượng mặt trời
- Phụ thuộc nhiều vào thời tiết
Các tấm pin năng lượng mặt trời sản sinh ra điện phụ thuộc vào ánh sáng mặt trời để thu thập hiệu quả năng lượng mặt trời. Do vậy, trong những ngày nhiều mây và mưa hệ thống năng lượng mặt trời sẽ sản sinh ra điện cực thấp hoặc không thể sản sinh ra điện năng vào buổi tối. Tuy nhiên so với nguồn năng lượng gió thì năng lượng điện mặt trời vẫn là giải pháp có lợi hơn rất nhiều.
- Sử dụng nhiều diện tích không gian
Nếu mong muốn sản xuất nhiều điện thường cần sử dụng nhiều tấm pin mặt trời vì càng nhiều ánh sáng mặt trời được thu thập thì hệ thống sản sinh ra càng được nhiều điện.
Thực tế cho thấy các tấm pin mặt trời đòi hỏi nhiều không gian và một số mái nhà không đủ lớn để phù hợp với số lượng tấm pin mặt trời mà bạn muốn có, điều đó buộc bạn phải lắp thêm ở sân vườn hoặc những khu vực còn trống khác.
Có nên lắp đặt hệ thống điện mặt trời cho gia đình không?
Vậy ở Việt Nam có nên lắp đặt hệ thống điện mặt trời hay không?
Câu trả lời là: Có
Do vị trí địa lý và khí hậu mà giá trị bức xạ của Việt Nam theo phương ngang dao động từ 897 kWh/m2/năm đến 2108 kWh/m2/năm. Giá trị bức xạ cao thuộc top cao trên thế giới nên sản lượng điện tạo ra từ pin mặt trời sẽ nhiều hơn, tương ứng giá trị 2,46 kWh/m2/ngày đến 5,77 kWh/m2/ngày.
Hiện nay chính phủ đã và đang có nhiều chính sách tích cực khuyến khích nhân dân lắp đặt sử dụng và phát triển các dự án điện năng lượng mặt trời trên mái nhà. Trong năm 2020, người dân sử dụng hệ thống điện năng lượng mặt trời sẽ được bán điện trực tiếp cho EVN với mức giá 1,934đ/kwh đối với hình thức lắp trên mái nhà nên việc lắp đặt điện năng lượng mặt trời sẽ đem lại lợi ích lớn nhất về mặt kinh tế.
Một nguyên nhân khác tác động lớn đến quyết định lắp đặt hệ thống điện mặt trời áp mái của các hộ gia đình là chi phí đầu tư hiện nay đã giảm đáng kể, mức giảm từ 30%-50%. Trước đây đầu tư 3 KWp điện mặt trời áp mái phải tốn chi phí từ 90-100 triệu đồng, nay chỉ còn khoảng 40-50 triệu đồng.
Do vậy với những lợi ích như tiết kiệm tiền điện hằng tháng từ 30%-50%, khả năng hoàn vốn 4-5 năm và thời gian sử dụng, bảo hành pin mặt trời lên đến 20 năm, các hộ gia đình, doanh nghiệp thương mại, cơ sở sản xuất nên đầu tư lắp đặt điện năng lượng mặt trời.
Những Điều Cần Biết Về Hệ Thống Điện Năng Lượng Mặt Trời
kingsolar.com.vn
Nhận xét
Đăng nhận xét